Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Suy nhược cơ thể là gì? Thuốc chữa suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi từ thanh thiếu niên trở đi. Các triệu chứng thường gặp ở bệnh như: người mệt mỏi, hay hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai, làm việc kém hiệu quả, nhanh mệt, ăn kém và ngủ kém... Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh lý này và điển hình là các nguyên nhân dưới đây: Do bẩm sinh Trong thời kỳ thai nghén, người mẹ không được ăn uống đầy đủ, mắc các bệnh cấp tính hay ngộ độc khi dùng thuốc... làm ảnh hưởng tới tạng địa của thai nhi. Sau khi đẻ lại không được nuôi dưỡng tốt, điều hoà tinh huyết không đầy đủ làm ảnh hưởng đến tinh, khí, huyết của các tạng phủ, nhất là tạng thận, làm ảnh hưởng đến quá trình phát dục của trẻ, dẫn đến tình trạng như: trí tuệ chậm phát triển, chậm biết đi, chậm mọc răng. Do ăn uống không điều hòa Ăn uống quá thiếu thốn hoặc ăn quá nhiều chất bổ, béo, cay, ngọt... làm ảnh hưởng đến công năng vận hoá của tỳ vị. Tỳ vị không vận hoá được thuỷ cốc đẫn đến khí, huyế...
Các bài đăng gần đây

Suy nhược cơ thể có những biểu hiện dấu hiệu triệu chứng nào?

Tình trạng suy nhược cơ thể ngày càng phổ biến ở các lứa tuổi, căn bệnh nhiều người mắc phải mà không hề hay biết. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, lo âu, bực tức, sợ hãi dù vì lý do gì đi nữa thì đây là biểu hiện đáng lo ngại. Bởi triệu chứng kéo theo có thể là miệng, lưỡi khô, khát nước, nóng trong lồng ngực, trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ... và cuối cùng là mất ngủ nặng hay hoàn toàn. Đó là những biểu hiện đầu tiên của suy nhược cơ thể. Những triệu chứng này nếu kéo dài cho thấy sức khỏe của bạn đang bị giảm sút nghiêm trọng, cần được nghỉ ngơi và điều trị càng sớm càng tốt, bên cạnh đó người bệnh còn có thể xuất hiện rất nhiều các triệu chứng khác kèm theo như: - Cơ thể gầy yếu, xanh xao, sụt cân, ăn uống không ngon miệng, thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ngất xỉu… - Hay quên, kém tập trung, trí nhớ giảm sút - Khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu, hay gặp ác mộng và bị tỉnh giấc lúc nửa đêm - Dễ bị kiệt sức sau khi thực hiện các hoạt động thể chấ...

Các loại dược thảo chữa suy nhược cơ thể sau sinh

Người phụ nữ mang thai mất nhiều sức lực để nuôi dưỡng thai dần lớn lên trong mình, nếu bị chứng ốm nghén nôn ói không ăn uống được bình thường thì sẽ không có đủ dưỡng chất để duy trì công năng của các cơ quan và hệ thống trong cơ thể. Khi sinh đẻ lại bị mất nhiều máu nên dễ có khả năng mắc chứng suy nhược cơ thể mà y học cổ truyền gọi là chứng hư lao. Một số dược thảo điển hình điều trị suy nhược cơ thể sau sinh Bạch truật: Là vị thuốc bổ dưỡng, trị nôn ói, ăn chậm tiêu. Ngày dùng 6-12g sắc uống. Câu kỷ tử: Là vị thuốc bổ toàn thân, dùng chữa cơ thể suy nhược, hoa mắt, thị lực giảm. Ngày dùng 6-12g sắc uống. Đảng sâm: Dùng chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, vàng da, kém ăn. Ngày dùng 16-30g sắc uống. Đương quy : Dùng chữa cơ thể gầy yếu, thiếu máu xanh xao, đau đầu, mệt mỏi, đau lưng. Ngày dùng 10-20g sắc uống. Hoàng kỳ: Hoàng kỳ dạng tẩm mật sao chữa suy nhược cơ thể, ra nhiều mồ hôi. Ngày dùng 4-10g, dạng thuốc sắc, cao, viên. Kê huyết đằng : Chữa thiếu máu, lưng gối mỏi đ...

Đây là các phương pháp điều trị suy nhược cơ thể ở ngươi già

Con người khi ở tuổi trung niên đã biểu hiện suy giảm mà nhiều người không nhận biết được. Đến tuổi cao niên, chức năng mọi hệ thống hoạt động của cơ thể suy yếu đã phát tác ra nhiều chứng bệnh khác nhau... Chữa suy nhược cơ thể được quy ra 4 bệnh thể chính là: Âm hư, dương hư, khí hư, huyết hư. Nếu thể trạng này hư sẽ liên quan tổn thương sang tạng bạn: Ví dụ: Tạng phế mắc bệnh thì ảnh hưởng đến tạng tì. Tì mắc bệnh thì gây bệnh cho tạng thận. Khí hư khí âm tổn, dương hư thì dương suy,… Con người muốn khỏe mạnh cần khí huyết phải sung túc, âm dương điều hòa làm gốc rễ. Trong điều trị cần phải kết hợp triệu chứng với luận trị, theo kinh nghiệm của các bậc thánh y xưa và trên thực tế lâm sàng, mỗi bệnh thể của tạng phủ được chia ra các thể nhỏ. Phế âm hư - Triệu chứng: Do nóng âm ỉ ở phế làm phế hư gây cổ họng khô, ngứa, ho nhiều đờm, dãi hoặc lẫn máu, chiều nhiệt, gây sốt, mặt lưỡi đỏ, tiếng nói xấu, ra mồ hôi trộm. - Điều trị: Phải bổ âm, thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ huyết. Dùn...

Chữa bệnh hay quên ở người già bằng đông y như thế nào?

Nguyên nhân dẫn đến bệnh hay quên ở người già : Người già dễ quên, khó nhớ, đó là điều không thể tránh. Người ta cho rằng đó là “chứng lẫn” ở người già. Theo thống kê, có tới 5% người ở độ tuổi 65 mắc tình trạng này; còn ở độ tuổi 80 thì tỷ lệ này là 15 - 20%, trong đó tỷ lệ ở phụ nữ cao gấp 3 - 5 lần đàn ông. Bệnh lẫn, bệnh hay quên ở người già là một diễn biến bệnh lý suy thoái não. Trong não người có khoảng 4 tỉ tế bào thần kinh (nơ-ron). Khi dần dần bị suy thoái, não thu nhỏ lại, trọng lượng giảm, do đó dễ bị mất trí nhớ là vậy. Y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh lẫn ở người già, nhưng người ta thấy bệnh này có liên quan tới yếu tố di truyền; người có tiền sử bị chấn thương phần đầu; xơ cứng động mạch não mắc bệnh tương đối cao; ngoài ra còn có liên quan tới yếu tố hoàn cảnh và tâm lý... Theo y học cổ truyền, trí nhớ giảm, chóng quên thuộc bệnh danh “kiện vong”. Chóng quên là bỗng chốc liền quên việc vừa làm xong, lời mới nói đã quên... và cho rằng là do: “Lo nghĩ t...

Tình trạng bệnh hay quên ở người trẻ ngày càng tăng cao

Bệnh hay quên ở người trẻ hiện nay đang tăng nhanh lên rất cao Khoảng 20% bệnh nhân dưới 35 tuổi bị suy giảm trí nhớ. Cuộc sống hiện đại ngày càng nhiều người trẻ bị suy giảm trí nhớ ... Căng thẳng tâm lý là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy giảm trí nhớ cùng với chế độ ăn công nghiệp, thói quen uống rượu bia và chất kích thích, tình trạng béo phì, ô nhiễm môi trường... Theo PGS. BS Nguyễn Thi Hùng- Phó Chủ tịch Hội Thần kinh học TP Hồ Chí Minh tuy chưa có khảo sát chính thức về tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ nhưng những thống kê sơ bộ từ Hội Thần kinh học TP Hồ Chí Minh cho thấy, cứ 100 người trẻ đến khám bệnh ở các bệnh viện công tại TP Hồ Chí Minh thì có đến 20 người gặp trục trặc về suy giảm trí nhớ. Cũng theo PGS. BS Nguyễn Thi Hùng, khoảng 20% bệnh nhân dưới 35 tuổi của các phòng khám thần kinh gặp vấn đề về suy giảm trí nhớ. Xu hướng trẻ hóa người bệnh ngày càng đáng báo động. Căng thẳng tâm lý là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy giảm trí nhớ cùng với chế độ ăn c...

Làm thế nào để chữa bệnh hay quên ở trẻ em

Bệnh hay quên ở trẻ em thường biểu hiện: Hay quên lười suy nghĩ,  mới dặn dò xong đã quên ngay. Thông thường phụ huynh hay nhầm lẫn giữa bệnh hay quên và kém tập trung. Nếu là bệnh kém tập trung thì trẻ không thể ngồi yên trong một khoảng thời gian nhất định, cho dù là hoạt động trẻ yêu thích (ví dụ xem tivi); trẻ thay đổi hoạt động liên tục và mỗi hoạt động đều không kéo dài. Các biện pháp cải thiện tính hay quên cho trẻ em trong học tập: Các bậc phụ huynh cần biết, trẻ hay quên không phải là yếu kém, có nhiều em thực sự thông minh, sáng tạo, rất linh hoạt nhưng trí nhớ lại không được tốt. 1. Giúp trẻ ôn tập bằng hình thức ôn xen kẽ, không nên ôn liên tục một loại tài liệu, một môn học, hoặc ôn tập trung trong một thời gian dài. 2. Cần ôn tập một cách tích cực, chủ động nhớ lại và tư duy khi ôn tập, vận dụng nhiều giác quan vào ôn tập (mắt xem tài liệu, miệng đọc, tay viết…). Cha mẹ cùng con thay đổi các hình thức và phương pháp ôn tập để có thể đạt kết quả cao hơn....